Phòng Thanh tra - Pháp chế - Đảm bảo chất lượng

GIỚI THIỆU PHÒNG THANH TRA - PHÁP CHẾ - ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

 

1. Vai trò, chức năng

Phòng Thanh tra - Pháp chế - Đảm bảo chất lượng là đơn vị thuộc trường có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện chỉ đạo của Hiệu trưởng về:

a) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, tổng kết đánh giá về công tác thanh tra của Nhà trường;

b) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, tổng kết đánh giá về công tác pháp chế của Nhà trường;

c) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, tổng kết đánh giá về công tác đảm bảo chất lượng của Nhà trường.

d) Quản lý người lao động trong đơn vị.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

2.1. Trong công tác thanh tra Phòng Thanh tra - Pháp chế - Đảm bảo chất lượng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm, kiểm tra định kỳ và đột xuất theo quy định đối với việc thực hiện các quyết định, quy định, quy chế, quy trình của Nhà trường và  pháp luật có liên quan;

b) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, quy chế đào tạo, quy chế thi, kiểm tra cấp văn bằng, chứng chỉ; thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng, lịch trình giảng dạy và các điều kiện cần thiết khác nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo ở tất cả loại hình, trình độ đào tạo của Trường;

c) Tiếp nhận và trực tiếp giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo của nhà trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật;

d) Đề xuất giải pháp xử lý các trường hợp vi phạm quy định của Nhà trường và của Nhà nước liên quan đến công tác quản lý, giáo dục và đào tạo của Nhà trường;

e) Kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung hoặc kiến nghị ban hành mới các văn bản quy định của Nhà trường;

f) Kiến nghị khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể và cá nhân có thành tích hoặc có vi phạm trong các mặt công tác của Nhà trường;

g) Tham gia các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn; tham gia các đoàn thanh tra của các cấp quản lý khi được yêu cầu;

h) Chủ trì soạn thảo các văn bản và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, quy chế, quy trình quản lý liên quan đến công tác thanh tra của Nhà trường;

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Hiệu trưởng giao.

2.2. Trong công tác pháp chế, Phòng Thanh tra - Pháp chế - Đảm bảo chất lượng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Thẩm định và cho ý kiến góp ý đối với dự thảo các văn bản quản lý nội bộ của Nhà trường, đảm bảo tính pháp lý và bảo vệ lợi ích của Nhà trường;

b) Kiểm tra tính pháp lý nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà trường trong dự thảo các thỏa thuận, hợp đồng do Nhà trường ký kết;

c) Kiểm tra, rà soát văn bản quản lý đã ban hành trong nội bộ Nhà trường; kiến nghị sửa đổi, bổ sung những điểm cần thiết;

d) Kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện nội quy, quy định, quy chế, quy trình quản lý của Nhà trường và pháp luật có liên quan; kiến nghị xử lý các vi phạm;

e) Thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất về pháp luật có liên quan đến lợi ích của Trường hoặc các vấn đề mà Nhà trường phải tuân thủ;

f) Tham gia chuẩn bị hồ sơ pháp lý và đại diện Nhà trường (nếu được ủy quyền) để làm việc với cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của Nhà trường đối với các tranh chấp, kiện tụng;

g) Tư vấn pháp lý cho Lãnh đạo nhà trường khi được yêu cầu;

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Hiệu trưởng giao.

2.3. Trong công tác đảm bảo chất lượng Phòng Thanh tra - Pháp chế - Đảm bảo chất lượng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Chủ trì phối hợp với các đơn vị để xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của Nhà trường hoạt động có hiệu quả; tư vấn cho các đơn vị về công tác đảm bảo chất lượng, giúp các đơn vị không ngừng hoàn thiện và đạt được các mục tiêu chất lượng;

b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đánh giá nội bộ, tự đánh giá về các mặt hoạt động của Nhà trường theo các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí chất lượng như: Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, Tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001, vv…;

c) Làm đầu mối tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên và các hoạt động phục vụ đào tạo của Trường;

d) Phối hợp với các đơn vị trong việc đánh giá cấp trường về chất lượng giảng dạy, chất lượng phục vụ, kết quả công tác của các đơn vị, cá nhân giảng viên, người lao động trong toàn trường;

e) Chủ trì soạn thảo các văn bản và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, quy chế, quy trình quản lý liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng của Nhà trường;

f) Làm đầu mối xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo và kiểm định chất lượng  Nhà trường;

g) Làm đầu mối làm việc với các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng, cấp chứng nhận chất lượng, vv… để thực hiện đánh giá ngoài về chất lượng giáo dục, chất lượng quản lý của Nhà trường;

h) Chủ trì phối hợp với các đơn vị để truyền thông các thông tin về chất lượng giáo dục, đào tạo lên website, fanpage của Nhà trường và trên các phương tiện truyền thông khác;

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác được Hiệu trưởng giao.

2.4. Phòng Thanh tra - Pháp chế - Đảm bảo chất lượng có trách nhiệm quản lý và khai thác có hiệu quả trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài sản được Nhà trường giao quản lý; xây dựng và quản lý hồ sơ có liên quan đến công tác thanh tra, pháp chế, đảm bảo chất lượng của Nhà trường.

3. Cơ cấu tổ chức

Họ và tên

Chức vụ

TS. Nguyễn Tiến Thanh

Trưởng phòng

TS. Lại Văn Chính

Chuyên viên II

ThS. Trần Thị Thùy Dương

Chuyên viên II

CN. Đặng Châu Anh

Nhân viên

 

Xem thêm:

👉 Ba công khai

👉 Quy định về hoạt động Đảm bảo chất lượng Giáo dục

 

 

 

Tin tức mới nhất