Kỹ thuật Điện - Điện tử

Cơn khát nguồn nhân lực mang tên Internet Of Things IoT

IoT được hiểu đơn giản là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet

Nếu 1 ngày nào đó tất cả các thiết bị điện tử trong nhà của bạn bắt đầu giao tiếp với nhau và nói chuyện với bạn, bạn chỉ cần ngồi 1 chỗ và điều khiển chúng thông qua internet! Thật tuyệt đúng không?

Với PC hoặc Smart có thể điều khiển mọi thiết bị qua Internet.

Như vậy có thể, Internet of Things là khi tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau qua mạng Internet, người dùng (chủ) có thể kiểm soát mọi đồ vật của mình qua mạng mà chỉ bằng một thiết bị thông minh, chẳng hạn như smartphone, tablet, PC hay thậm chí chỉ bằng một chiếc smartwatch nhỏ bé trên tay.

Vậy chúng ta đã ứng dụng IOT như thế nào trong cuộc sống của mình?

 Nhà và văn phòng thông minh

Nhà thông minh là một ví dụ điển hình về IoT. Trong ngôi nhà thông minh các thiết bị điện tử dân dụng như đèn, quạt, máy lạnh… có thể được kết nối với nhau thông qua mạng internet. Sự kết nối này cho phép người dùng vận hành các thiết bị này từ xa. Một ngôi nhà thông minh có khả năng điều khiển ánh sáng, quản lý năng lượng, mở rộng và truy cập từ xa. 

Đồng hồ đeo tay

Đồng hồ thông minh là ví dụ tiêu biểu về các thiết bị đeo tay thông minh. Đồng hồ thông minh có khả năng đọc tin nhắn văn bản, hiển thị thông báo về các ứng dụng khác, theo dõi vị trí, theo dõi trạng thái tập luyện, nhắc nhở lịch trình và liên tục theo dõi tình trạng sức khỏe. Ngoài ra còn có một số thiết bị đeo được khác như: Kính thực tế ảo, vòng đeo thông minh, tai nghe không dây…

Smart watch hoặc bất kỳ thiết bị đeo nào với IoT.

Máy đọc mã vạch thông minh

Máy đọc mã vạch IoT có thể giúp quản lý hàng tồn kho tốt hơn cho các nhà bán lẻ. Các đầu đọc hỗ trợ xử lý tín hiệu kỹ thuật số dựa trên AI. Những thiết bị này có thể tối ưu hóa hoạt động của nhiều lĩnh vực bao gồm bán lẻ, hậu cần, kho hàng…

Đầu đọc thẻ thanh toán dựa trên IoT có tính năng kết nối dữ liệu đám mây để kết nối với các hệ thống khác như phần mềm ERP có tích hợp QRCode, Barcode. Sử dụng đầu đọc mã vạch được kết nối sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình quản lý hàng tồn kho.

IoT ứng dụng cho doanh nghiệp.

Đối với lĩnh vực sản xuất như nông nghiệp khi kết hợp sử dụng IoT được gọi là ‘nông nghiệp thông minh’

Nếu như trước đây toàn bộ quá trình nông nghiệp đều phụ thuộc vào sức lao động con người thì giờ đây được đơn giản hóa nhờ sự xuất hiện của máy móc và công nghệ. Ứng dụng IoT trong ngành trồng trọt giúp nông dân có thể kiểm soát và nắm bắt những thông tin cần thiết như thời điểm tốt nhất thu hoạch, độ dinh dưỡng của đất, lượng phân bón phù hợp, độ ẩm của đất… 

Những mô hình trang trại chăn nuôi thông minh cũng dần ra đời với những tiến bộ của IoT giúp cho người chủ kiểm soát và thu thập các dữ liệu cần thiết về nhiệt độ chuồng, độ ẩm không khí hoặc dữ liệu sức khỏe của vật nuôi… từ đó tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất.

IoT ứng dụng trong nông nghiệp ngày càng phổ biến.

Bên cạnh đó thì Công nghiệp sản xuất là một trong những ngành sớm áp dụng IoT

Đã thay đổi hoàn toàn một số giai đoạn của chu kỳ phát triển sản phẩm. IoT công nghiệp sẽ giúp tối ưu hóa các công đoạn sản xuất khác nhau của sản phẩm như:

Giám sát chuỗi cung ứng và quản lý hàng tồn kho.

Tối ưu hóa trong phát triển sản phẩm.

Tự động hóa quy trình sản xuất hàng loạt.

Kiểm tra chất lượng và cải tiến sản phẩm.

Cải thiện việc đóng gói và quản lý.

Tối ưu hóa quy trình bằng cách sử dụng dữ liệu được thu thập từ số lượng lớn các mạng cảm biến.

IoT ứng dụng trong mọi lĩnh vực công nghiệp.

Công nghệ IoT đang phát triển với tốc độ thần tốc. Công nghệ vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT) đã xuất hiện ở mọi lĩnh vực, từ nông nghiệp, công nghiệp, y tế, giao thông, tài chính, thương mại, bất động sản,... góp phần vào việc triển khai vận hành, quản lý, giám sát, đồng thời cung cấp dữ liệu phục vụ cho cảnh báo, dự báo. Các thiết bị IoT vì thế được xem là đầu vào của công nghệ tương lai, cung cấp nguồn “nguyên liệu thô” cho công nghệ dữ liệu lớn, tiếp đó là trí tuệ nhân tạo.

Thực tế cho thấy, lĩnh vực công nghiệp công nghệ liên quan đến IoT đã, đang và sẽ bứt tốc rất nhanh. Theo báo cáo khảo sát năm 2022 của IoT Analytics, trong năm 2021, số lượng thiết bị IoT được kết nối trên toàn cầu đã tăng 8%, lên 12,2 tỷ thiết bị. 

Cơ quan này cũng đưa ra dự báo, số lượng thiết bị kết nối IoT còn tăng nhanh với tốc độ 18% trong năm nay và sớm cán mốc 14,4 tỷ thiết bị. Dự kiến đến năm 2025, lượng thiết bị IoT trên toàn cầu sẽ nhảy vọt lên con số 27 tỷ. 

Bất chấp tác động của lạm phát, các cuộc xung đột ở Châu Âu và vấn đề thiếu hụt nhân sự, tốc độ phát triển của thị trường IoT thế giới vẫn không hề bị giảm nhiệt. 

Chỉ riêng trong quý 1 năm 2022, tổng số tiền đầu tư được các quỹ mạo hiểm rót vào thị trường IoT đã chạm mốc kỷ lục 1,2 tỷ USD. Lượng ngân sách này gấp 5 lần so với cùng kỳ năm trước. 

Số lượng thiết bị và doanh thu từ IoT ngày càng tăng trưởng vượt bậc.

Nhân lực IoT trong nước đang  khan hiếm nguồn cung bất chấp nhu cầu của thị trường, việc khan hiếm nhân lực để tham gia phát triển các ngành trong lĩnh vực IoT đang là khó khăn của các đơn vị, doanh nghiệp trong nước. Lý do là chưa có nhiều chương trình đào tạo giảng dạy về nền tảng IoT tại Việt Nam, để các bạn sinh viên có thể tiếp cận, học tập, nghiên cứu và trải nghiệm thực tế.

Nhân lực lĩnh vực IoT đang rất thiếu và yếu.

Hiện nay, Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại Học Quản Lý và Công Nghệ Hải Phòng đang triển khai đào tạo chuyên ngành Công nghệ IoT. Lĩnh vực  IoT sẽ giúp người học có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp, việc làm và nguồn thu nhập rất cao. HPU đang chờ đón các bạn tân sinh viên đăng ký lựa chọn IoT làm tương lai sự nghiệp cho mình.

 

 

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên