Kỹ thuật Điện - Điện tử

Chat GPT, Chip vi xử lý giá hàng tỷ đồng và cuộc đua trí tuệ nhân tạo AI toàn cầu

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence  – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học điện, điện tử và máy tính. Đây là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Qua đó, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: Biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi… 

Ứng dụng AI trong chế tạo Robot làm việc thay thế con người.

Hiện nay, cuộc đua về phát triển  trí tuệ nhân tạo giữa các hãng công nghệ cũng như các quốc gia phát triển đang diễn ra rất mạnh mẽ. Các hãng công nghệ Microsoft, Google  và nhiều công ty khác đã đưa ra hàng loạt các sản phẩm để cạnh tranh  khách hàng. Bên cạnh đó là hàng loạt các startup như OPenAI hay Stability AI liên tục công bố phần mềm AI với nhiều tính năng đặc biệt. Điển hình đó chính là phần mềm Chat GPT. Chat GPT là dự án được phát triển bởi OpenAI, một công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo có đội ngũ sáng lập bao gồm tỷ phú công nghệ Elon Musk. Sản phầm này hiện đang làm điên đảo giới công nghệ. Chat GPT đã tạo ra một cơn sốt ứng dụng AI trên toàn thế giới.

Chat GPT có tên đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer, đây là công cụ hỏi đáp tự động do công ty công nghệ OpenAI phát triển thông qua tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI)

Chat GPT sử dụng kỹ thuật học máy có tên gọi Học tăng cường từ Phản hồi con người (RLHF). Vì vậy mà Chat GPT có thể mô phỏng các cuộc đối thoại, trò chuyện giống con người. Chat GPT còn có thể làm thơ theo yêu cầu, thậm chí có thể trả lời các câu hỏi phức tạp theo nhiều phong cách khác nhau và thách thức các tiền đề sai, bác bỏ các yêu cầu không phù hợp.

Cơn sốt toàn cầu của Chat GPT.

Nguyên lý hoạt động của Chat GPT là dựa trên công cụ GPT-3 – sở hữu một hệ thống văn bản bao gồm 8 triệu tài liệu và hơn 10 tỷ từ.  Nhờ “kho” văn bản này, Chat GPT sẽ xử lý một lượng lớn văn bản và thực hiện các thao tác xử lý, sắp xếp ngôn ngữ tự nhiên. Từ đó tạo ra văn bản mới mạch lạc và trôi chảy.

Thúc đẩy cho những cuộc đua đó chính là những chip xử vi lý có giá trị thương mại lên đến cả tỷ đồng. Điển hình là những chip vi xử lý A100 được Nvidia phát triển trên kiến trúc chip đồ họa máy tính.A100 đang trở thành thiết bị chủ lực với các doanh nghiệp trong lĩnh vực AI", Nathan Benaich, nhà đầu tư về AI, nhận xét. Thống kê của công ty nghiên cứu New Street Research cho thấy Nvidia hiện chiếm 95% thị phần bộ xử lý đồ họa có thể dùng trong học máy.

Card gắn chip A100. Ảnh: Nvidia

A100 đang được sử dụng trong các mô hình học máy đứng sau ChatGPT, Binh AI  và Stable Diffusion, nhờ khả năng tiến hành đồng thời hàng loạt tính toán đơn giản, đóng vai trò quan trọng với việc huấn luyện và sử dụng mạng thần kinh nhân tạo.

Dòng chip này được phát triển trên kiến trúc Ampere, vốn được dùng trong chip đồ họa GeForce RTX 3000. Tuy nhiên, A100 được tối ưu hóa cho nhiệm vụ học máy, chuyên hoạt động trong máy chủ tại trung tâm dữ liệu, thay vì máy tính để bàn thông thường.

Mỗi doanh nghiệp phát triển AI cần từ hàng trăm đến hàng nghìn chip A100 để xử lý lượng lớn dữ liệu và tạo ra nội dung theo yêu cầu. Họ có thể mua trực tiếp hoặc thuê quyền sử dụng từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

Một hệ thống DGX A100 với 8 chip xử lý A100. Ảnh: Nvidia

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của A100 chính là sản phẩm kế nhiệm của nó. H100 được công bố năm 2022 và đang bắt đầu được sản xuất với số lượng lớn, trong đó Nvidia ghi nhận lợi nhuận của H100 trong quý IV/2022 đã vượt qua A100, dù mẫu chip mới có giá đắt đỏ hơn.

Card gắn chip Nvidia H100. Ảnh: Serve The Home

H100, chip mạnh nhất của Nvidia dùng để huấn luyện AI, đang được rao giá 46.000 USD (một tỷ đồng) trên eBay trong bối cảnh nhu cầu tăng vọt.

Trong huấn luyện AI, GPU chiếm ưu thế so với CPU nhờ khả năng tiến hành song song hàng loạt tính toán. Các nhà phát triển đang sử dụng A100 và H100 để xây dựng mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), cốt lõi của ứng dụng AI như ChatGPT. Mỗi doanh nghiệp AI cần từ hàng trăm đến hàng nghìn chip như vậy để xử lý lượng lớn dữ liệu và tạo ra nội dung theo yêu cầu. Họ có thể mua trực tiếp hoặc thuê quyền sử dụng từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

Microsoft từng chi hàng trăm triệu USD để mua hàng chục nghìn chip Nvidia A100 nhằm phục vụ quá trình phát triển ChatGPT. Theo Business Insider, Elon Musk cũng đã bỏ ra khoản tiền khổng lồ để mua 10.000 card đồ họa nhằm đào tạo AI.

Nvidia cho biết H100 là chip đầu tiên được tối ưu hóa cho kiến trúc AI cụ thể. Giới chuyên gia cho rằng trong cơn sốt AI, các công ty sẽ "khát" những mẫu chip mạnh hơn nữa để phát triển mô hình lớn hơn, sử dụng nhiều dữ liệu hơn các LLM hiện nay.

 

 

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên